Những người luôn chậm trễ thường sống lạc quan

Tại Mỹ, chậm trễ là sự sỉ nhục và khiến bạn bị đánh giá kém. Người Mỹ luôn trân trọng từng khoảnh khắc vì thời gian là tiền bạc. Còn ở Đức, đất nước với không ngừng nghỉ, thời gian còn được tôn sùng hơn thế. Tiêu biểu như chuyện tổng thống Nga Putin đến trễ cuộc họp với thủ tướng Đức Angela Merkel, bà đã ngay lập tức rời khỏi phòng họp vì cảm thấy thiếu tôn trọng.

“Tôi thường thức dậy vào 6 giờ sáng, trước 3 tiếng bắt đầu giờ làm việc nhưng lại đến văn phòng trễ 10 phút – và đó dường như là một “tiêu chuẩn” trong cuộc sống của tôi: luôn luôn trễ vài phút.” – trích lời Terry, một hiện đang làm việc tại Washington D.C cho biết.

“Khi thức dậy sớm như thế, tôi sẽ có một khoảng thời gian dài trước mắt để chuẩn bị. Nào là tập thể dục, ăn sáng, đọc báo, ngồi mơ màng khi mang vớ… và trên tất cả, tôi luôn ngước lên đồng hồ với tư tưởng ‘Mình còn nhiều thời gian mà, cứ thong thả thôi’.

Và sau đó, tôi chỉ còn 40 phút để đến chỗ làm nhưng đường xá tắc nghẽn lại khiến tôi mất đúng 1 tiếng – và boom, mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại như vậy đấy. Kinh khủng hơn, tính trễ nải này vẫn không sửa được khi tôi có các cuộc họp quan trọng. Nhưng không chỉ có vậy khi qua trao đổi, tôi nhận thấy rằng cũng có nhiều người đồng nghiệp đang mắc ‘căn bệnh’ giống mình,” Terry cau mày chia sẻ.


Nhà tư vấn nhiều năm kinh nghiệm Dianna Delonzor cho biết:
“Những người hay chậm trễ thường duy trì điều này trong suốt cả quãng đời của mình vì thói quen khó bỏ trên đã ăn sâu vào thùy não. Và nếu bạn thường xuyên đi trễ, tôi đôi khi sẽ có thể thông cảm và hiểu cho bạn vì đây là điều mà bạn hoàn toàn không muốn gây ra. Đó chỉ là một thói quen sinh lý mà cơ thể đã ‘gim’ bạn vào trong đó, mặc dù bạn không phải là một kẻ lười biếng, làm việc năng suất thấp hoặc bất cẩn.”

Người trễ nải luôn lạc quan và tràn đầy hi vọng

Khi họ tin rằng mình có thể giải quyết được nhiều vấn đề hơn những người khác hoặc thậm chí là làm tốt hơn trong khoảng một thời gian hạn hẹp – đơn giản là vì họ luôn tràn đầy hi vọng. Nhưng cũng vì thế, thói quen này có thể khiến họ ước lượng thời gian không tốt và dẫn đến những tình huống trễ giờ liên tục xảy ra.

Tuy vậy, họ lại là tuýp người sống khá lạc quan và tích cực. Nói cách khác, những người có thói quen chậm trễ có xu hướng không quan tâm lắm tới những điều nhỏ nhặt mà chỉ nhìn sâu vào một bức tranh tổng thể với nhiều hi vọng và niềm tin. Đi cùng với lối này, các nghiên cứu khoa học còn chứng minh rằng chúng sẽ mang đến các lợi ích về sức khỏe như giảm áp lực, ngăn ngừa các bệnh ung thư tim mạch, sống thọ hơn… Và cuối cùng, lạc quan còn tăng năng suất lao động, cải thiện sự sáng tạo và khiến đầu óc minh mẫn để hoạt động nhóm hiệu quả.


Tuy vậy, thời gian lúc nào cũng có hạn – vì thế hãy sống hết mình mọi thời điểm

Tại Mỹ, chậm trễ là sự sỉ nhục và khiến bạn bị kém. Người Mỹ luôn trân trọng từng khoảnh khắc vì thời gian là tiền bạc. Còn ở Đức, đất nước với năng suất lao động không ngừng nghỉ, thời gian còn được tôn sùng hơn thế. Tiêu biểu như chuyện tổng thống Nga Putin đến trễ cuộc họp với thủ tướng Đức Angela Merkel, bà đã ngay lập tức rời khỏi phòng họp vì cảm thấy thiếu tôn trọng.

Tuy nhiên, một sự cân bằng giữa chậm trễ và đúng giờ cũng có thể chấp nhận được mặc dù theo sát lịch trình đã được đặt ra lúc nào cũng quan trọng. Và trên hết, sống hết mình mọi thời điểm chính là điều cốt lõi để giữ cho tình thần minh mẫn cũng như khiến cơ thể luôn tràn đầy năng lượng – và đôi khi, điều đó lại còn có ích hơn là cuốn theo dòng đời vội vã.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *